Chúng ta mua và sở hữu được một chiếc đồng hồ đeo tay chính hãng đã khá khó khăn, vì thế khi đã có được rồi, hãy chú ý bảo quản, giữ gìn, sử dụng chúng đúng cách để chiếc đồng hồ bền nhất, gắn bó với người dùng lâu nhất. Nhiều người với những hiểu biết chưa đúng hoặc thói quen vô tình lại dường như phá hỏng chiếc đồng hồ của mình mỗi ngày. Bạn đã chắc chắn mình sử dụng đồng hồ đúng cách hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu thử xem nhé.

Độ chống nước của đồng hồ
Mọi chiếc đồng hồ đeo tay đều có độ chống nước được in tại mặt số hoặc nắp lưng. Chỉ số này cho biết khả năng tiếp xúc với nước của chiếc đồng hồ mà bạn đang đeo. Khi nước vào đồng hồ, chúng khiến các chi tiết bên trong nhanh bị gỉ sét, dầu bôi trơn bị loãng ra, hậu quả là đồng hồ có thể bị giật kim, sai số hoặc chết hoàn toàn. Luôn luôn giữ nguyên tắc không đeo đồng hồ khi tắm, khi vào phòng xông hơi, khi ăn lẩu.
Dùng núm chỉnh kim đồng hồ như thế nào?
Phần núm chỉnh của đồng hồ được coi là “tử huyệt” vì tại vị trí này các loại bụi bẩn, nước hay hóa chất sẽ rất dễ xâm nhập vào bên trong. Hãy chú ý một vài điều sau đây khi dùng núm đồng hồ:

  • Trong khoảng thời gian từ 21h – 2h không nên xoay ním vì đây là thời điểm chuyển giao lịch.
  • Khi xoay núm thì nên tháo đồng hồ khỏi tay, kéo núm ra vuông góc chắc chắn.
  • Nếu là kéo cót cho đồng hồ cơ mà thấy căng tay thì dừng lại ngay, tránh để cót bị đứt.
  • Khi đồng đồ còn ướt hoặc đang trong môi trường ẩm, có hóa chất, nhiều bụi thì không nên xoay núm. Sau khi chỉnh thì đóng núm chặt và cẩn thận.

Tránh cho đồng đồ tiếp xúc với những môi trường sau:
­ Những thiết bị, đồ vật tạo ra từ trường mạnh như lò vi sóng, máy giặt, tủ lạnh, tivi, laptop…
­ Những nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Đồng hồ sẽ hoạt động tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ từ -10 đến 60 độ C.
­ Trong những không gian bó hẹp, chật cứng, để chung cùng các vật cứng khác như điện thoại, kim cương, trang sức, bật lửa…
­ Những nơi có nhiều hóa chất, bụi bẩn, mỹ phẩm, độ ẩm cao…
Bảo dưỡng, vệ sinh đồng hồ đeo tay đúng cách

  • Nếu đồng hồ chịu được nước lâu và dùng được khi bơi, lặn thì cần rửa sạch đồng hồ ngay sau khi lên khỏi mặt nước, nhất là nước biển.
  • Kiểm tra và làm sạch bụi trên dây kim loại thường xuyên bằng bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng và nước ấm.
  • Nếu là dây da thì phải dùng khăn mềm và khô để lau, không dùng máy sấy, không để tiếp xúc nhiều với nước.
  • Bảo dưỡng định kỳ đồng hồ 2 – 3 năm/lần.
Mời bạn đánh giá